Giao hàng toàn quốc

Đồng giá phí 15.000 vnđ

Đổi trả miễn phí!

Trong vòng 3 ngày

Tư vấn miễn phí!

Cho tất cả các sản phẩm

Cách ứng phó với căng thẳng do dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn có thể gây căng thẳng, quá tải và gây nên những cảm xúc mạnh ở người lớn và trẻ em. Hành động vì sức khỏe công cộng, như cách ly giao tiếp xã hội, là cần thiết để làm giảm sự lây lan của COVID-19 nhưng có thể khiến chúng ta cảm thấy bị cô lập, đơn độc và có thể làm gia tăng căng thẳng và lo lắng. Học cách đương đầu với cảm giác căng thẳng một cách lành mạnh sẽ giúp bạn và những người xung quanh vững tâm hơn.

 

 

Sự căng thẳng có thể gây ra những điều sau:

  • Cảm giác lo sợ, giận dữ, buồn bã, lo âu, tê liệt cảm xúc và nản lòng

  • Thay đổi khẩu vị, năng lượng, nguyện vọng và sở thích

  • Khó tập trung và ra quyết định

  • Khó ngủ hoặc mơ thấy ác mộng

  • Phản ứng của cơ thể, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ thể, các vấn đề về dạ dày và phát ban da

  • Các tình trạng bệnh mãn tính trở nên xấu hơn

  • Làm trầm trọng thêm các bệnh tâm thần

  • Gia tăng sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác

Cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, đau buồn và lo âu trong thời buổi đại dịch COVID-19 cũng là điều tự nhiên. Dưới đây là những cách để bạn có thể giúp bản thân, người khác và cộng đồng kiểm soát sự căng thẳng.

 

Những Cách Lành Mạnh để Đối Phó với Căng Thẳng

 

  • Tạm dừng xem, đọc hoặc nghe tin tức, bao gồm tin tức trên mạng xã hội. Nắm được thông tin cũng tốt, nhưng thường xuyên phải nghe tin tức về đại dịch có thể gây thêm phiền muộn. Hãy cân nhắc hạn chế việc theo dõi tin tức chỉ còn vài lần mỗi ngày và tránh xa màn hình điện thoại, TV và máy tính trong một thời gian.

  • Hãy chăm sóc cơ thể của bạn.

  • Hít thở sâu, giãn cơ hoặc đọc sách về chữa lành hoặc thiền định.

  • Cố gắng ăn các bữa ăn lành mạnh, có đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Ngủ nhiều.

  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc là và chất kích thích quá độ.

  • Tiếp tục thực hiện các biện pháp dự phòng thường quy (như tiêm vắc-xin, tầm soát ung thư, v.v.) theo khuyến cáo của dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

  • Thực hiện tiêm chủng vắc-xin COVID-19 khi có vắc-xin.

 

  • Dành thời gian thư giãn. Cố gắng làm một số hoạt động mà bạn thích như đọc sách, nghe nhạc, xem phim.

  • Kết nối với người khác. Trò chuyện với những người bạn tin tưởng về cảm xúc và tình trạng của bạn.

  • Kết nối với các tổ chức cộng đồng hoặc tôn giáo. Trong thời gian vẫn còn áp dụng các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội, hãy cố gắng kết nối trực tuyến thông qua mạng xã hội hoặc qua điện thoại hay thư từ.

 

Giúp người khác đối phó

 

Việc tự chăm sóc bản thân có thể trang bị tốt hơn cho bạn khi chăm sóc người khác. Trong giai đoạn cách ly giao tiếp xã hội, việc duy trì kết nối với bạn bè và gia đình là đặc biệt quan trọng. Việc giúp người khác ứng phó với căng thẳng qua những cuộc điện thoại hoặc chat qua video có thể giúp bạn và người thân của bạn cảm thấy đỡ cô quạnh hay cách biệt hơn.

 

Sức khỏe tâm thần và khủng hoảng

 

Nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ xã hội Nếu cảm thấy khó mà đối phó được, bạn có nhiều cách để tìm sự trợ giúp. Gọi cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu sự căng thẳng gây cản trở cho các hoạt động hàng ngày của bạn trong vài ngày liên tiếp.

  • Trong những giai đoạn căng thẳng cực độ, nhiều người có thể nghĩ đến chuyện tự sát. Tự sát là hành vi có thể được ngăn chặn và sự trợ giúp luôn có sẵn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về nguy cơ tự sát, các dấu hiệu cần chú ý và cách ứng phó nếu quý vị nhận thấy dấu hiệu ở bản thân hoặc bạn bè hay người thân.

  • Những nguồn lực miễn phí và bảo mật về khủng hoảng cũng có thể giúp quý vị và người thân kết nối với một chuyên gia tư vấn có chuyên môn, trình độ trong khu vực.

 

_Theo vietnamese.cdc.gov

Lê Mai / 0 bình luận / 24/05/2022
Viết bình luận
Hotline 0328033988
Liên hệ qua Zalo
Messenger