Giao hàng toàn quốc

Đồng giá phí 15.000 vnđ

Đổi trả miễn phí!

Trong vòng 3 ngày

Tư vấn miễn phí!

Cho tất cả các sản phẩm

[Do Hoang Tung] Review "SỰ THIẾU QUAN TÂM VỀ MẶT TÌNH CẢM: SÁT THỦ THẦM LẶNG CỦA TÂM HỒN"

[Do Hoang Tung] Review "SỰ THIẾU QUAN TÂM VỀ MẶT TÌNH CẢM: SÁT THỦ THẦM LẶNG CỦA TÂM HỒN"

Tầm hơn 15 năm trước, lần đầu tiên mình được biết đến hiện tượng Hikikomori ở Nhật Bản. Đây là từ để chỉ những người không đi học hay đi làm trong vòng 6 tháng trở lên, đồng thời hiếm khi tương tác, tiếp xúc với ai ngoài những người thân trong gia đình.

Lúc đó, mình chỉ nghĩ rất đơn giản, kiểu như: Đó là những thanh niên nhút nhát, lười lao động, lại được cha mẹ chu cấp, bao bọc quá mức, nên mới xảy ra hiện tượng như vậy. Và đây chỉ là một hiện tượng mang tính đặc thù ở Nhật Bản. Nhưng về sau, khi chợt nhận ra rằng dường như chính bản thân mình cũng gặp phải vấn đề tương tự, và khi nghiên cứu về tâm lý học thì mình mới lờ mờ nhận ra rằng hình như hiện tượng này không hề đơn giản như mình từng nghĩ.

Gần đây, mình được xem một phim tài liệu của đài truyền hình NHK về cuộc sống của những Hikikomori sau khi cha mẹ của họ qua đời. Vì không biết cách chăm sóc bản thân, nên họ gặp rất nhiều khó khăn. Có người ăn mì tôm, đồ hộp trong nhiều tháng liền, có người bị bệnh nhưng nhất quyết không chịu đi khám (kể cả khi có người đến thăm và giục giã),... Hệ quả không có gì đáng ngạc nhiên, một số người đã chết chỉ sau cha mẹ mình một khoảng thời gian rất ngắn…

Bạn có thể hỏi: Vậy thì những người này bị làm sao vậy? Chắc chắn là có nhiều cách lý giải cho hiện tượng này từ những góc nhìn khác nhau. Ở đây mình chỉ đứng từ góc độ tâm lý học, từ kinh nghiệm bản thân, mình thấy rằng phần lớn những người này là những người rất yếu đuối/ nhạy cảm, từng trải qua một tuổi thơ không mấy êm đẹp, và không được quan tâm nhiều về phương diện tình cảm (emotional neglect). Cơ sở nào để mình đưa ra nhận định như vậy?

Vì mình thấy họ có gần như đầy đủ các dấu hiệu của những người từng bị cha mẹ lơ là/thờ ơ/thiếu quan tâm về phương diện cảm xúc. Dưới đây là bảng liệt kê được đúc rút từ kinh nghiệm lâm sàng trong hơn 30 năm qua của hai nhà tâm lý học Jonie Webb và Christine Musello, trong tác phẩm kinh điển Lấp đầy trống rỗng (Running on empty) của họ.

Thỉnh thoảng cảm thấy mình không thuộc về gia đình hay nhóm hội bạn bè nào cả Tự hào về việc mình không dựa dẫm vào ai Cảm thấy khó khăn khi phải yêu cầu người khác giúp đỡ Bạn bè hoặc gia đình phàn nàn rằng họ xa cách và tách biệt Luôn tự thấy chưa phát huy được hết khả năng trong cuộc sống Thường chỉ muốn được ở một mình Thầm cảm thấy việc mình được sinh ra dường như là một sai lầm Có xu hướng cảm thấy không thoải mái, khó chịu trong các tình huống xã giao Thường cảm thấy thất vọng hoặc giận dữ với bản thân Đánh giá bản thân khắc nghiệt hơn người khác So sánh bản thân với người khác và thường thấy bản thân mình thiếu sót Cảm thấy rằng dễ dàng yêu thương động vật hơn là yêu quý con người Thường cảm thấy cáu kỉnh hoặc không vui mà không rõ lý do Khó biết bản thân đang cảm thấy như thế nào Gặp khó khăn khi phải xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân Thỉnh thoảng cảm thấy bạn như đang đứng ở bên ngoài nhìn vào cuộc đời Tin rằng bạn là một trong những người có thể dễ dàng sống ẩn dật Gặp khó khăn trong việc kiềm chế bản thân Cảm giác thứ gì đó kìm hãm bạn, không để bạn sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại Đôi khi cảm thấy trống rỗng trong lòng Thầm cảm thấy có gì đó không ổn với bản thân Gặp nhiều khó khăn khi phải giữ kỉ luật

Nếu bạn đã xem bộ phim tài liệu của đài NHK, bạn sẽ thấy rằng 20 dấu hiệu kể trên mô tả gần như chính xác là những gì mà những Hikikomori gặp phải. Nhưng đâu phải chỉ có họ, mà rất nhiều người trong chúng ta đã có những khoảng thời gian cảm thấy ít nhiều những dấu hiệu kể trên. Có lẽ sự khác nhau giữa chúng ta và họ chỉ là mức độ trầm trọng mà thôi!

Vậy thì làm thế nào để có thể hàn gắn cho tâm hồn, để có thể lấp đầy khoảng trống trong trái tim mình? Đó chính là những gì được đề cập vô cùng tỉ mỉ trong cuốn sách này!

 

Link gốc: https://www.facebook.com/photo/?fbid=10221027925474291&set=a.1073592886520

Lê Mai / 0 bình luận / 24/05/2022
Viết bình luận
Hotline 0328033988
Liên hệ qua Zalo
Messenger