Giao hàng toàn quốc

Đồng giá phí 15.000 vnđ

Đổi trả miễn phí!

Trong vòng 3 ngày

Tư vấn miễn phí!

Cho tất cả các sản phẩm

QUY TRÌNH XUẤT BẢN SÁCH TẠI VIỆT NAM TỪ A-Z

Xuất bản sách là cả một quá trình phức tạp bao gồm nhiều công đoạn và thường được triển khai bởi một nhóm các chuyên gia với kiến thức ở những lĩnh vực khác nhau và kiến thức chuyên môn ngành sách. Mà ở đó, tác giả được ví như linh hồn của cuốn sách và đội ngũ xuất bản sẽ là những người hiện thực hóa cuốn sách đó, đảm bảo rằng cuốn sách đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tuân thủ đầy đủ yêu cầu từ phía nhà xuất bản, và tối ưu hóa thời gian thực hiện.

Quy trình xuất bản

Nhìn chung, một cuốn sách để được xuất bản phải trải qua 10 giai đoạn sau:

  1. Tổ chức bản thảo, khai thác đề tài

  2. Giao dịch bản quyền

  3. Triển khai dịch/ tổ chức biên soạn/ đặt tác giả viết

  4. Hiệu đính

  5. Biên tập

  6. Chỉ thị minh họa, vẽ bìa

  7. Chế bản, dàn trang

  8. In ấn

  9. Nộp lưu chiểu

 

  1. Tổ chức bản thảo, khai thác đề tài

Thông thường, biên tập viên sẽ dựa trên định hướng của cơ quan chủ quản hay cấp trên, sự sáng tạo của bản thân, và tình hình thị trường để lên kế hoạch đề tài theo dài hạn hay ngắn hạn.

Sau khi kế hoạch đề tài được duyệt, tùy theo tình hình thực tế để triển khai đề tài theo hai hướng:

  • Mua bản quyền

  • Đặt tác giả viết

Ngoài ra còn có trường hợp tác giả chủ động gửi bản thảo đến. Trong tình huống này, biên tập viên sẽ dựa trên định hướng của cấp trên, tình hình thị trường, tình hình thực tế của đơn vị mình và chất lượng bản thảo để xem xét có đề xuất xuất bản hay không, xuất bản vào thời điểm nào là phù hợp, hoặc trả lại tác giả (nếu bản thảo không đạt chất lượng).

2. Đăng ký xuất bản

Sau khi đã có kế hoạch đề tài, nhà xuất bản sẽ đăng ký kế hoạch đề tài với Cục Xuất bản - In - Phát hành.

3. Giao dịch bản quyền

Từ kế hoạch đề tài, biên tập viên có thể trao đổi với phòng/ nhân viên bản quyền để trao đổi, nếu cuốn sách định mua còn cho thị trường Việt Nam (chưa bán bản quyền cho một đơn vị xuất bản khác ở Việt Nam) thì có thể tiến hành thỏa thuận về giá, thời hạn, mức phí… với nhà xuất bản/ người giữ bản quyền tác phẩm để mua bản quyền.

  • Nếu biên tập viên chưa chỉ định mua bản quyền cuốn nào cụ thể thì phòng/nhân viên bản quyền có thể tìm hiểu về loạt sách theo chủ đề đã định hướng để lựa chọn các cuốn phù hợp và tiến hành giao dịch, mua bản quyền.

  • Nếu đội ngũ nhân sự làm việc về bản quyền còn mỏng, các đơn vị xuất bản cũng có thể mua bản quyền thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ bản quyền. Và đơn vị được các nhà sách, nhà xuất bản tin tưởng nhất hiện nay là Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc (SCC.JSC) với lợi thế 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch Bản quyền và dịch vụ Xuất bản.

  • Đối với các bản thảo do tác giả gửi đến, đơn vị xuất bản sẽ giao dịch bản quyền trực tiếp với tác giả hoặc người sở hữu tác phẩm.

4. Triển khai dịch/Tổ chức biên soạn, đặt tác giả viết

Sau khi đã mua bản quyền, đơn vị xuất bản sẽ triển khai dịch.

Đối với thể loại sách biên soạn, đặt viết, lúc này, biên tập viên sẽ liên hệ với các tác giả, người có chuyên môn, khả năng phù hợp để tổ chức biên soạn, đặt viết theo định hướng đề tài đã đặt ra.

 

5. Hiệu đính

Sau khi nhận bản dịch, nếu nhận thấy bản dịch có nhiều chỗ chưa chính xác, dịch có vấn đề, để đảm bảo độ chính xác và chất lượng bản thảo, biên tập viên cần mời một người có khả năng ngôn ngữ và chuyên ngành phù hợp tiến hành hiệu đính bản dịch, hay nói cách khác là xem xét, đối chiếu và chữa lại bản dịch cho đúng.

 

6. Biên tập

Ban đầu, biên tập viên sẽ có những đánh giá sơ bộ về bản thảo để đưa ra kết luận bản thảo có thể xuất bản được hay không, sau đó mới tiến hành biên tập chi tiết.

Trong quá trình biên tập, biên tập viên sẽ thường xuyên trao đổi, thảo luận cùng dịch giả/ tác giả/ người biên soạn để bản thảo đạt chất lượng tốt nhất.

 

7. Thiết kế bìa, minh họa

 

8. Chế bản, dàn trang

Bản thảo sẽ được chế bản, dàn trang để có quy cách của một cuốn sách.

 

9. In ấn

Sau khi cuốn sách đã “thành hình”, được NXB duyệt và có đầy đủ thông tin liên quan đến

Quyết định xuất bản để được “ra đời” một cách hợp phát, file in sẽ được chuyển xuống nhà in để in và gia công (đóng quyển, keo nhiệt, khâu chỉ, ghép bìa, gấp tay gấp…).

Giá in sẽ phụ thuộc vào khổ sách, loại giấy, hình thức bìa, in đen trắng hay in màu, số lượng in, sách bình thường hay các loại sách có thiết kế đặc biệt…

 

10. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và xuất bản phẩm

Sách sau khi in sẽ được mang lên nhà xuất bản để làm thủ tục nộp lưu chiểu.

Sau khoảng 10 - 14 ngày, nếu sách nộp lưu chiểu không có vấn đề hay sai sót gì so với quyết định xuất bản, Nhà xuất bản sẽ cấp quyết định phát hành. Từ thời điểm này, sách sẽ được lưu hành trên thị trường một cách hợp pháp.

Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm, sách của mình, miễn là tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam, cụ thể thực hiện đúng quy trình xuất bản một tác phẩm, sách tại Việt Nam như đề cập trên.

 

Các cách thức xuất bản phổ biến

 

Có ba cách thức phổ biến để xuất bản một cuốn sách:

  1. Trực tiếp gửi bản thảo đến NXB

  2. Xuất bản sách thông qua đơn vị liên kết xuất bản

  3. Tự xuất bản sách thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ xuất bản

 

 

Lê Mai / 2 bình luận / 24/05/2022
Bình luận
binh-luan

GenniePiKt

gay chat free transcripts of first time gay chat chat with sexy black gay men

16/09/2022
binh-luan

DeeynPiKt

black gay men phone chat popular gay chat avenue free gay phone chat line

15/09/2022
Viết bình luận
Hotline 0328033988
Liên hệ qua Zalo
Messenger