Giao hàng toàn quốc

Đồng giá phí 15.000 vnđ

Đổi trả miễn phí!

Trong vòng 3 ngày

Tư vấn miễn phí!

Cho tất cả các sản phẩm

[tamlyhoctoipham] Lấp Đầy Trống Rỗng - Chữa Lành Tổn Thương Cảm Xúc Thời Thơ Ấu

"Những người đang cảm thấy mình trống rỗng; có một cuộc sống bình thường nhưng vẫn thấy cô đơn và lạc lõng trong xã hội, luôn cảm thấy tức giận, tự đánh giá thấp bản thân... Có thể bạn đang “Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu”

 

Tác giả Jonice Webb

 

Lấp Đầy Trống Rỗng, Chữa Lành Tổn Thương Cảm Xúc Thời Thơ Ấu được xem là rất hữu ích dành cho:

● Những người đang cảm thấy mình trống rỗng; có một cuộc sống bình thường nhưng vẫn thấy cô đơn và lạc lõng trong xã hội, luôn cảm thấy tức giận, tự đánh giá thấp bản thân... Có thể bạn đang “Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu” và cuốn sách này có thể là câu trả lời.

● Những người đang, và sẽ là các bậc cha mẹ; để có thể tránh việc con cái mình gặp phải vấn đề thiếu hụt cảm xúc.

● Những người đang hoạt động trong lĩnh vực tâm lý như bác sĩ tâm lý, nhà trị liệu tâm lý.

Dấu hiệu của sự trống rỗng:

● đôi khi, bạn cảm thấy trống rỗng bên trong tâm hồn mình

● bạn cảm thấy tê liệt cảm xúc

● bạn đặt câu hỏi về ý nghĩa hoặc mục đích của cuộc sống

● ý nghĩ về việc tự tử dường như xuất hiện không lý do

● bạn cảm thấy khác lạ so với những người khác

● bạn thường cảm thấy như đang ở bên ngoài nhìn vào cuộc sống của chính mình

Nếu bạn cảm thấy rằng mình có một số dấu hiệu mô tả ở trên, điều quan trọng là phải xem xét khả năng bạn đã bị thiếu quan tâm về mặt cảm xúc.

Đôi lúc bạn sẽ thấy mình thật vô cảm, luôn tỏ ra bên ngoài bình thường nhưng bên trong lại thấy cô đơn và tách biệt. Bạn có một cuộc sống bình thường, thu nhập tốt, nhưng tự thấy vẫn chưa đủ, thấy không hạnh phúc. Hoặc đôi khi bạn sống vô trách nhiệm, ăn uống vô độ, nghiện một thứ gì đó... thì có thể bạn đang trong tình trạng “Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu”. Trong cuốn sách này, tác giả sẽ giới thiệu và giúp bạn trả lời câu hỏi: Điều gì đã không xảy ra trong thời thơ ấu của mình? Những gì chưa xảy ra, sẽ không thể được ghi nhớ, nhưng lại có ảnh hưởng rất nhiều đến sự trưởng thành của bạn.

Chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu là việc lấp đầy những trống rỗng, những cô đơn, lạc lõng, xoa dịu bớt những cáu giận với bản thân một cách vô lý, bớt trách móc và chăm sóc bản thân một cách tốt hơn. Từ đó, thông qua việc nhận biết các vấn đề tâm lý của bản thân, chấp nhận chúng, tìm ra nguyên nhân xuất phát từ thời thơ ấu của mỗi người đồng thời giải quyết bằng cách khơi gợi các cảm xúc nguyên thủy của con người, để cảm xúc thực hiện đúng chức năng như chúng vốn có. Có một phương pháp được áp dụng chung cho nhiều vấn đề tâm lý, đó là Xác định, Chấp nhận, Chỉ ra Nguyên nhân và Hành động. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra một phương pháp trực diện hơn dựa trên phương pháp chung. Đó là xác định xem bạn có đang gặp các vấn đề về CEN (Childhood Emotional Neglect – Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu) hay không? Cha mẹ bạn thuộc mẫu cha mẹ nào? Sau đó, cùng tìm hiểu vì sao cảm xúc lại quan trọng. Cuối cùng, là thực hành các bài tập nhận dạng và đặt tên cho cảm xúc của bản thân.

Cuốn sách không viết về các ký ức tuổi thơ mà viết về những gì đã “Không xảy ra”.

Chính những điều không xảy ra này đã tác động rất lớn đến quá trình trưởng thành của chúng ta. Và nếu không xảy ra, thì bản thân chúng ta sẽ không thể nhận ra. Tuổi thơ bị thờ ơ cảm xúc, không được quan tâm đúng cách, chúng ta sẽ gặp các vấn đề với “Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu” (CEN) và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống khi trưởng thành.Cuốn sách không chỉ đưa ra các biểu hiện của CEN ở người trưởng thành, các ví dụ về cách cha mẹ thờ ơ cảm xúc của con cái ở thời thơ ấu trong mối liên kết với trạng thái tâm lý ở tương lai, mà còn đưa ra cho chúng ta một kì vọng đúng về việc chúng ta có thể thay đổi/chữa lành những thiếu hụt đó thông qua việc mô tả quá trình tự chữa lành và chi tiết phương pháp chữa lành được gợi ý bởi bác sỹ tâm lý Jonice Webb, người đã nghiên cứu và trị liệu về CEN trong suốt nhiều năm qua.

Tác giả:

Jonice Webb, Tiến sĩ Tâm lý học, diễn giả, một tác giả nổi tiếng, bà viết cuốn sách đầu tiên của mình, cuốn Lấp Đầy Trống Rỗng và sau đó cuốn sách nhanh chóng được công nhận là một tác phẩm hàng đầu về đề tài Cha mẹ thiếu quan tâm tới cảm xúc thời thơ ấu của con cái (CEN - Childhood Emotional Neglect). Cô đã sáng lập ra chương trình “Vượt qua Tổn thương tâm lý do bị thiếu hụt sự quan tâm cảm xúc” đầu tiên và duy nhất cho tới hiện nay. Hiện cô đang điều hành một phòng trị liệu tâm lý tại Lexington, Massachussets, Mỹ.

Trích đoạn hay từ sách

Trong xã hội của chúng ta, cảm xúc thường bị đánh giá thấp. Nó thường bị coi là một điều phiền toái. Các từ ngữ để mô tả nó như “khờ khạo”, “ủy mị” hoặc “quá nhạy cảm.” Sự xúc động thường được cho là trẻ con, nhu nhược hoặc yếu đuối. Nó được coi là đối lập với sự sâu sắc. Chúng ta có xu hướng cho rằng những người thông minh không phải là những người tình cảm và những người giàu cảm xúc thì không thông minh. Thực tế là những người thông minh nhất là những người sử dụng cảm xúc của họ để giúp họ suy nghĩ và những người sử dụng suy nghĩ của họ để quản lý cảm xúc. Điều quan trọng là sử dụng cảm xúc một cách cân bằng và lành mạnh. Lắng nghe những gì cảm giác của bạn đang nói với bạn, và sau đó tìm ra cách hành động để cải thiện tình hình, cuộc sống của bạn hoặc thế giới xung quanh bạn.

Nhiều khám phá khoa học có giá trị nhất đã được thực hiện bởi vì một nhà khoa học có đam mê với chủ đề của mình. Ví dụ, niềm đam mê của nhà khoa học có thể được thúc đẩy bởi sự đau buồn hoặc mong muốn khám phá ra cách giúp đỡ một người thân yêu đang chịu đựng một điều gì đó. Vậy nên những người thành công đều do cảm tính điều khiển. Các nhà khoa học thần kinh đã nghiên cứu sâu rộng về sự phát triển mang tính tiến hóa của não người. Đối với con người, khả năng cảm nhận cảm xúc đã phát triển hàng triệu năm trước khả năng suy nghĩ. Cảm xúc của con người bắt nguồn từ hệ Limbic, được chôn sâu bên dưới vỏ não, phần não nơi bắt nguồn suy nghĩ. Theo cách này, cảm xúc là một phần cơ bản của con người hơn là suy nghĩ của chúng ta. Chúng là một bộ phận sinh lý của cơ thể chúng ta, giống như móng tay hoặc đầu gối. Cảm xúc của chúng ta không thể bị xóa và sẽ không bị chối, không dễ như việc chúng ta có thể xóa bỏ hoặc phủ nhận cơn đói hay khát.

Tại sao cảm xúc lại phát triển trước tiên vậy? Đôi khi, đặc biệt là với những người bị thờ ơ, bỏ mặc về tình cảm, cảm xúc giống như một gánh nặng. Chẳng phải là sẽ tốt hơn nếu chúng ta không cảm thấy buồn khi xung đột với một người bạn, tức giận khi bị ai đó cắt ngang tầm nhìn khi ta đang lái xe, hay lo lắng trước một cuộc phỏng vấn xin việc hay sao? Nhìn bề ngoài, có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta không phải cảm thấy những điều đó. Nhưng tôi tin rằng nếu chúng ta không có cảm xúc, cuộc sống sẽ không thể tốt đẹp hơn. Trên thực tế, nó sẽ không bền vững. Cảm xúc là cần thiết để tồn tại. Cảm xúc cho chúng ta biết khi nào chúng ta gặp nguy hiểm, khi nào nên bỏ chạy, khi nào nên chiến đấu và điều gì đáng để chiến đấu. Cảm xúc là cách cơ thể giao tiếp với chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm mọi việc. Dưới đây là một số ví dụ về mục đích của một vài cảm xúc:

– Sợ hãi: Nói với chúng ta hãy bỏ trốn/tự phòng vệ

– Tức giận: Thúc đẩy chúng ta chiến đấu lại/tự bảo vệ

– Yêu thương: Thúc đẩy chúng ta quan tâm tới vợ chồng, con cái và những người khác

– Đam mê: Thúc đẩy chúng ta sáng tạo và phát minh

– Đau khổ: Thúc đẩy chúng ta sửa chữa một tình huống

– Buồn bã: Nói với chúng ta rằng ta đang mất một thứ gì đó quan trọng

– Trắc ẩn: Thúc đẩy ta giúp đỡ người khác

– Ghê tởm: Nói với ta tránh xa thứ gì đó

– Tò mò: Thúc đẩy ta khám phá và học hỏi

Giờ thì bạn đã hiểu. Mỗi một cảm xúc tương ứng với một mục đích. Cảm xúc là công cụ vô cùng hữu ích giúp chúng ta thích nghi, tồn tại và phát triển. Những người bị thờ ơ, bỏ mặc về mặt cảm xúc được rèn luyện để cố gắng xóa bỏ, phủ nhận, ẩn đi và trong một số trường hợp, phải xấu hổ về hệ thống phản hồi tích hợp sẵn có vô giá này. Bởi vì họ không lắng nghe cảm xúc của họ, họ đang gặp bất lợi so với tất cả chúng ta. Chối bỏ nguồn thông tin quan trọng này khiến họ dễ bị tổn thương và phản ứng kém hiệu quả hơn trong nhiều khía cạnh. Nó cũng khiến họ khó trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, cảm xúc có nhiều tác dụng hơn là thúc đẩy chúng ta làm mọi việc. Chúng cũng nuôi dưỡng các mối liên hệ giữa con người với nhau để mang đến cho cuộc sống chiều sâu và sự phong phú, thứ khiến nó trở nên đáng giá. Chính nhờ chiều sâu và sự phong phú này mà tôi tin rằng đã cung cấp câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi, “Ý nghĩa của cuộc sống là gì?” Những mối liên kết cảm xúc với những người khác giúp chúng ta ngăn chặn cảm giác trống rỗng cũng như nỗi đau hiện sinh.

Link gốc: https://tamlyhoctoipham.com/lap-day-trong-rong-chua-lanh-ton-thuong-cam-xuc-thoi-tho-au

Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức / 0 bình luận / 05/05/2022
Viết bình luận
Hotline 0328033988
Liên hệ qua Zalo
Messenger