Giao hàng toàn quốc

Đồng giá phí 15.000 vnđ

Đổi trả miễn phí!

Trong vòng 3 ngày

Tư vấn miễn phí!

Cho tất cả các sản phẩm

Thức Talk #17: NGHỆ THUẬT THANH LỌC TRONG TÁC PHẨM BA MÀN KỊCH CỦA JON FOSSE

Thức Talk #17: NGHỆ THUẬT THANH LỌC TRONG TÁC PHẨM BA MÀN KỊCH CỦA JON FOSSE đã diễn ra thật ấm cúng và thú vị với sự tham gia của khách mời đặc biệt: nhà văn Nhật Chiêu cùng MC duyên dáng: Từ Hóa Hoàng Lan. Chương trình còn được tiếp đón bà Mette Møglestue – Đại diện lâm thời Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam và bà Hoàng Vân - Giám đốc ANA Agency tại Việt Nam (ANA Agency - Andrew Nurnbetrg Associates - là đơn vị được ủy quyền giao dịch bản quyền sách của tác giả Jon Fosse trên toàn thế giới). Các cơ quan báo chí, đài truyền hình như VTC, HTV, Zingnews… cũng có mặt từ rất sớm để phỏng vấn khách mời và ghi hình chương trình.  

 

 

Xuyên suốt chương trình, nhà văn Nhật Chiêu đã làm rõ nghệ thuật thanh lọc trong tác phẩm Ba màn kịch của Jon Fosse đã được thể hiện như thế nào?

Ông đã bật mí cho độc giả rất nhiều thông tin bổ ích như việc Jon Fosse đã sử dụng nghệ thuật thanh lọc của bi kịch Hy Lạp trong tác phẩm Ba Màn Kịch và nó “sẽ còn được đọc đi đọc lại trong 500 năm nữa”.
Những cảnh đầy kịch tính, với nội tâm nhân vật phức tạp như mẹ đuổi con gái chưa đến tuổi thành niên đang mang thai ngoài giá thú ra khỏi nhà, v.v… đã được Fosse sử dụng phong cách kể chuyện vô cùng đặc biệt của mình, khiến người đọc vừa đứng ở vị trí quan sát tất cả một cách khách quan, vừa như tham gia vào để yêu thương, thông cảm cho những cảnh đời éo le. Vẻ đẹp, tình yêu thương giữa con người với con người cứ thế mà tự nhiên mở ra. 

Đặc biệt là những tình tiết hãi hùng nhất hoàn toàn không được mô tả chi tiết, có tới 3 vụ giết người và 2 vụ tự tử nhưng Jon Fosse đã khéo léo để mở cho người đọc tự tưởng tượng, để họ có cơ hội phán đoán, xem xét và nảy sinh các ý kiến riêng của mình, từ đó, tiến trình thanh lọc bắt đầu. Điều này cũng khiến cho một tác phẩm với những câu chuyện tưởng như rất đời thường lại có thể mang màu sắc rất riêng biệt trong từng hoàn cảnh riêng của người đọc. Ông cho rằng: “văn chương là như thế đó, không cần phải nói mà người đọc vẫn hiểu trọn vẹn, thế mới là văn chương”.
Nhà văn Nhật Chiêu đã phân tích câu chuyện Ba Màn Kịch thật hấp dẫn với nhân vật là anh chàng Asle làm mọi chuyện để cứu bạn gái mình nhưng vẫn bị treo cổ. Và cô gái vẫn bị đói khổ sau khi anh chết. Như vậy những việc anh làm cũng không có ý nghĩa hay mang lại kết quả tốt về sau, làm cho độc giả bỗng giật mình vì hai chữ: nhân quả.


Tiếng đàn Violon réo rắt vang lên trong chương trình hệt như tiếng đàn Violon xuất hiện trong đêm đầu tiên Alida gặp Asle ở Dylgja khi anh đàn ở buổi vũ hội đó cho đến khi họ cùng bước ra sóng……

 

 

Kết thúc chương trình, mọi người tham dự dường như vẫn chưa muốn rời tiếng đàn Violon ngọt ngào đó, tiếng đàn và câu chuyện Ba màn kịch vẫn ngân mãi, để lại những dư vang không hồi rứt.

DƯ VANG BI KỊCH
                          Đọc Fosse
Cái bi trong bóng tối 
cái bi nở hoa rồi 
có thân nào vô tội
không đánh liều cuộc chơi 
Cái chết vào ân ái
bóng tối âm vang cười 
ta cùng cái bi nhảy
vút qua bên kia đời 
Cái-thân-yêu sống đây rồi 
thì treo cái chết dưới trời haha
hỏi đi người cũng là ta
Dư Vang Bi Kịch
Ta Là Trắng Trong 
                    - Nhật Chiêu -

 

Khánh Linh / 0 bình luận / 01/07/2024
Viết bình luận
Hotline 0328033988
Liên hệ qua Zalo
Messenger