Giao hàng toàn quốc

Đồng giá phí 15.000 vnđ

Đổi trả miễn phí!

Trong vòng 3 ngày

Tư vấn miễn phí!

Cho tất cả các sản phẩm

[tuanbaovannghetphcm] Lấp đầy trống rỗng - chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu

Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức vừa giới thiệu, phát hành cuốn sách “Lấp đầy trống rỗng – chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu” (NXB Dân trí) của tác giả Jonice Webb (dịch giả Việt Tú) dày 336 trang với hình thức sách giấy và sách nói đến độc giả cả nước vào ngày 15/10/2021.

Đây là tác phẩm đầu tiên của Tiến sĩ Jonice Webb. Điều đáng nói là sau khi phát hành, cuốn sách nhanh chóng được công nhận là một tác phẩm hàng đầu về đề tài Cha mẹ thiếu quan tâm tới cảm xúc thời thơ ấu của con cái (CEN – Childhood Emotional Neglect). Jonice Webb đã sáng lập ra chương trình “Vượt qua tổn thương tâm lý do bị thiếu hụt sự quan tâm cảm xúc” đầu tiên và duy nhất cho tới hiện nay. Hiện Jonice Webb đang điều hành một phòng trị liệu tâm lý tại Lexington, Massachussets, Mỹ.

“Lấp đầy trống rỗng – chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu” được đánh giá là rất hữu ích dành cho những người đang cảm thấy mình trống rỗng; có một cuộc sống bình thường nhưng vẫn thấy cô đơn và lạc lõng trong xã hội, luôn cảm thấy tức giận, tự đánh giá thấp bản thân. Cuốn sách này có thể là câu trả lời cho những ai đang tự thấy mình “thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu”; hay những người đang và sẽ là các bậc cha mẹ; để có thể tránh việc con cái mình gặp phải vấn đề thiếu hụt cảm xúc.

Tiến sĩ Jonice Webb lý giải:

- Trong cuộc sống, đôi lúc bạn thấy mình thật vô vị, luôn tỏ ra bên ngoài bình thường nhưng bên trong lại thấy cô đơn và tách biệt. Bạn có một cuộc sống bình thường, thu nhập tốt, nhưng tự thấy vẫn chưa đủ, thấy không hạnh phúc. Hoặc đôi khi bạn sống vô trách nhiệm, ăn uống vô độ, nghiện một thứ gì đó… thì có thể bạn đang trong tình trạng “thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu”. Tuổi thơ bị thờ ơ cảm xúc, không được quan tâm đúng cách, chúng ta sẽ gặp các vấn đề với “thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu” (CEN) và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống khi trưởng thành.

Trong cuốn sách này, tác giả giới thiệu và giúp bạn trả lời câu hỏi: Điều gì đã không xảy ra trong thời thơ ấu của mình? Những gì chưa xảy ra, sẽ không thể được ghi nhớ, nhưng lại có ảnh hưởng rất nhiều đến sự trưởng thành của bạn. Chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu là việc lấp đầy những trống rỗng, những cô đơn, lạc lõng, xoa dịu bớt những cáu giận với bản thân một cách vô lý, bớt trách móc và chăm sóc bản thân một cách tốt hơn. Từ đó, thông qua việc nhận biết các vấn đề tâm lý của bản thân, chấp nhận chúng, tìm ra nguyên nhân xuất phát từ thời thơ ấu của mỗi người đồng thời giải quyết bằng cách khơi gợi các cảm xúc nguyên thủy của con người, để cảm xúc thực hiện đúng chức năng như chúng vốn có.

Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra một phương pháp trực diện hơn dựa trên phương pháp chung. Đó là xác định xem bạn có đang gặp các vấn đề về CEN (Childhood Emotional Neglect – Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu) hay không? Cha mẹ bạn thuộc mẫu cha mẹ nào? Sau đó, cùng tìm hiểu vì sao cảm xúc lại quan trọng. Cuối cùng, là thực hành các bài tập nhận dạng và đặt tên cho cảm xúc của bản thân.

Cuốn sách không viết về các ký ức tuổi thơ mà viết về những gì đã “không xảy ra”. Chính những điều không xảy ra này đã tác động rất lớn đến quá trình trưởng thành của chúng ta. Và nếu không xảy ra, thì bản thân chúng ta sẽ không thể nhận ra.

Tiến sĩ Jonice Webb viết:

- Bạn hãy tưởng tượng rằng tuổi trưởng thành là một ngôi nhà, thì tuổi thơ chính là nền móng của ngôi nhà đó. Một ngôi nhà có thể tồn tại trên một nền móng yếu, và nhìn qua thì có thể cũng giống như một ngôi nhà được xây hoàn chỉnh. Nhưng khi nền móng nứt, cong vênh hoặc yếu, ngôi nhà sẽ không chắc chắn và an toàn. Đó không phải là một lỗi dễ nhìn thấy, nhưng lại có thể mang lại mối nguy lớn: Chỉ một trận gió lớn có thể kéo sập cả ngôi nhà. Những người lớn lên bị lãng quên về mặt tình cảm nhìn bề ngoài có vẻ bình ổn, nhưng thường họ không nhận thức được sai sót mang tính cấu trúc trong nền tảng nội tại của họ. Họ cũng không biết rằng tuổi thơ của họ đã đóng một vai trò nào đó. Họ có xu hướng đổ lỗi cho bản thân về bất kỳ khó khăn nào họ có thể gặp phải trong cuộc sống…

Nhiên liệu của cuộc sống là cảm giác. Nếu chúng ta không được lấp đầy cảm xúc trong thời thơ ấu, chúng ta phải tự lấp đầy chúng khi lớn lên. Nếu không, chúng ta sẽ thấy mình chạy trên trống rỗng – như một cỗ máy vận hành với bình nhiên liệu trống rỗng.

Lê Mai / 0 bình luận / 25/05/2022
Viết bình luận
Hotline 0328033988
Liên hệ qua Zalo
Messenger