Giới thiệu "BÀN VỀ SINH TỬ"
Thủa còn nhỏ, không rõ vì lý do gì nhưng chúng tôi thường rất tò mò về cái chết, muốn biết “chết” là cái gì, “chết” là thế nào… tuy muốn như vậy nhưng cũng lại rất sợ chết. Sợ chết một phần vì theo chúng tôi hình dung thủa đó, chết là không “biết” gì cả, mà không “biết” thì làm sao giải đáp nỗi tò mò. Tâm lý mâu thuẫn đó cứ quanh quẩn cho đến tuổi thanh niên và rồi có một câu hỏi mà chúng tôi không thể ngờ rằng đã đưa mình thẳng tới trọng tâm của giáo lý thâm sâu từ Đức Phật: Có thể nào “chết” mà vẫn “biết” được không? Hay diễn đạt một cách khác: Có cái gì vượt qua sống-chết được không?
Câu trả lời thật kinh ngạc, nhưng đồng thời cũng khơi gợi trong chúng tôi một loạt những câu hỏi: Làm sao có thể thực chứng được điều này? Làm sao có thể ứng dụng điều này để giúp mình và giúp người hiệu quả nhất? Có những cách nào để giúp mình và giúp người khi chết? Và cách nào là tốt nhất?... Những câu hỏi đó đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục hành trình tìm kiếm câu trả lời, cuộc hành trình đã đưa chúng tôi tới gặp rất nhiều người thầy, người bạn, và những cuốn sách... Trong số những tài liệu mà chúng tôi hiện biết, Bàn Về Sinh Tử là một tác phẩm đặc biệt, một cẩm nang tham khảo tổng thể về các vấn đề liên quan đến việc có một cái chết an lành, và do đó là một cuộc sống an lành, đối với bất cứ ai thực sự quan tâm đến việc khám phá những chiều sâu ý nghĩa của sự sống ẩn tàng nơi những dạng hình đối nghịch như sinh và tử. Bàn về từng vấn đề liên quan đến sinh-tử thì hiện cũng đã có nhiều tác phẩm rất sâu sắc, nhưng bàn một cách tổng thể về các vấn đề liên quan đến sinh-tử như tác phẩm này thì hiện chúng tôi rất ít thấy. Với tính chất như vậy, chúng tôi đã không ngại khả năng còn hạn chế mà cố gắng chuyển dịch tác phẩm này ra tiếng Việt, khởi đầu chỉ như một hoạt động cùng học tập, sau đó nhờ sự hỗ trợ của các anh chị em Công ty TNHH Xuất Bản Thiện Tri Thức mà dịch phẩm này mới được thành hình như dạng thức hiện thời. Xin cảm tạ anh chị em và bày tỏ lòng biết ơn vô tận tới lớp lớp thế hệ các đạo sư, hành giả, học giả đã dâng hiến cuộc đời cho dòng chảy bất tận không ngừng của sự sống! Xin tha thứ cho tất cả những lỗi lầm có thể có của bản dịch! Và nguyện mong tác phẩm này sẽ mang đến điều lợi ích cho tất cả mọi sinh loài!
-------
Giới thiệu "Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín"
Luận Đại Thừa Khởi Tín là căn bản, quan trọng và quý báu, vì tổng hợp hai nhánh của Đại thừa: Tánh Không Trung Đạo và Duy thức. Từ hai nhánh Tánh Không và Duy Thức này mà có tất cả các tông phái của Đại thừa, và chúng gồm cả ba thời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca là:1/ Bốn Đế và Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã2/ Tánh Không3/ Phật tánh, hay Như Lai tạng, hay Tâm Chân NhưẤn phẩm Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín này được xem là rất cần thiết đối với những người muốn tìm hiểu và thực hành đầy đủ về con đường Đại thừa:
* Ba môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu mà Kinh Viên Giác nói rằng hoàn thành ba môn này tức là “Phật xuất hiện ở thế gian”* Sáu ba la mật có giá trị như thế nào trong việc thể nhập Pháp thân* Hai sự tích tập Trí huệ và Công đức* Chi tiết về vô minh bất giác sanh sôi như thế nào để che chướng Pháp thân Chân Như và cách để tiêu trừ, tịnh hóa chúng* Những cấp độ của con đường và những cấp độ tu chứng của Bồ tát* Những ma chướng
Luận có tên là Đại Thừa Khởi Tín, vì luận giảng về Nền tảng và Quả của tất cả tông phái Đại thừa, kể cả Mật thừa, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”. Luận đã giảng dạy đầy đủ cả Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân hay Hóa thân.
Luận Đại Thừa Khởi Tín đề cập đến tất cả những pháp môn làm nên con đường Đại thừa, con đường Bồ tát. Thế nên những lời bình giảng ở đây hẳn là chưa đủ. Trong phần bình giảng, chúng tôi chú trọng vào sự thực hành, cho nên đã lặp lại nhiều lần những chữ trong luận: niệm, lìa niệm, phân biệt, vô tướng, vô niệm, vô trụ, huân tập, tùy thuận, tương ư Mỗi người tu tập có thể tìm thấy những đoạn, những câu trong luận để tự mình khai phá qua thực hành để càng ngày càng mở rộng con đường thẳng đến thực tại Chân Như.
Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.