✿ Giới thiệu sách "Đi Vào Thực Tại"
Cùng một cuốn sách nhưng khi đến với mỗi bạn đọc khác nhau thì cách đọc có thể cũng khác nhau. Với "Đi vào thực tại", một cuốn sách đẹp và chứa đựng thông điệp sâu sắc, chúng tôi có gợi ý rằng với những ai đã từng biết đến Eckhart Tolle hay từng thực hành và tìm hiểu về một truyền thống tâm linh hay tinh thần nào đó thì có thể đọc cuốn sách từ đầu đến cuối, tùy vào sự hứng thú của bạn. Tuy nhiên với những người chưa từng có những trải nghiệm trên thì chỉ nên xem 2-4 trang sách và tranh mỗi ngày, suy ngẫm về nội dung chia sẻ trong những trang sách đó, cứ thế cho đến khi hết cuốn sách, như vậy thì bạn có thể thẩm thấu được một cách tốt nhất thông điệp sâu sắc từ cuốn sách. Thêm nữa, bất kể lúc nào bạn cảm thấy chộn rộn trong lòng, có những lắng lo cần giải tỏa, bạn có thể mở bất kì trang sách nào và đọc, chúng tôi tin, bạn sẽ thấy mình được xoa dịu rất nhiều, và tất nhiên, có thể nhờ vậy mà bạn sẽ tìm ra được hướng đi hay giải pháp cho vấn đề của mình lúc đó.
Chúc bạn có thật nhiều niềm an vui khi thưởng thức "Đi vào thực tại"!
----------------------------------------
✿ Giới thiệu sách "Krishnamurti Nói Về Tự Do"
Một người có thể đi du lịch khắp thế giới bởi vì có nhiều tiền, không hẳn là có tự do; mong muốn được tự do của anh ta một lần nữa chỉ đơn thuần là một phản ứng. Ta đang buồn phiền vì nhiều lý do khác nhau, và sự thôi thúc muốn thoát khỏi nỗi buồn được sinh ra từ nỗi đau. Ta buồn khổ, vì chồng, vì con, hoặc vì lý do khác, ta không thích tâm trạng đó của mình và muốn thoát khỏi nó. Khát vọng tự do đó là một phản ứng, nó không phải là tự do. Do đó phải thấu hiểu về phản ứng; và cũng phải thấu hiểu rằng tự do không có được nhờ bất kỳ nỗ lực của ý chí nào. Nếu ép những phản ứng của mình theo một khuôn mẫu cụ thể, dù là bên trái hoặc bên phải, hoặc nếu tuân theo một quy tắc ứng xử cụ thể, thì ta không thể khám phá những phản ứng của chính mình. Hãy thử nghiệm với nó và ta sẽ tìm thấy cái biết mỗi phản ứng khi nó phát khởi, thấy nó mà không cần lên án hay biện minh và sự chạy theo toàn bộ hàm ý của phản ứng ấy.
Với kết cấu mạch lạc và được viết bởi ngôn ngữ súc tích, ấn phẩm Krishnamurti Nói Về Tự Do sẽ cho thấy có rất nhiều tầng ý nghĩa khác nhau về Tự do, từ thô, tế đến vi tế; rằng Tự do không phải là kết quả của khát vọng tự do; rằng yêu thương những sự vật vì chính bản thân nó chính là khởi đầu của tự do…